Huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi lực đẩy máu qua các mạch của bạn liên tục quá cao. Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh này đang ngày một tăng cao, do đó cấp thiết hơn hết là mỗi người nên biết và học cách nhận biết về loại bệnh này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về tăng huyết áp, bao gồm các khái niệm, cách xem các chỉ số huyết áp và triệu chứng của nó.
Tăng Huyết áp là gì?
Huyết áp cao là khi động mạch của bạn thu hẹp tạo ra nhiều lực cản hơn cho lưu lượng máu. Nếu tình trạng cao huyết áp kéo dài, áp lực của lực cản nói trên gia tăng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim.
Cao huyết áp hiện nay là một loại bệnh khá phổ biến. Thực tế, kể từ khi các hướng dẫn thay đổi vào năm 2017, gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ hiện có thể được chẩn đoán với tình trạng này.
Quá trình tăng huyết áp của một con người thường diễn ra trong vài năm. Và thông thường, bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng kể cả thế thì huyết áp cao vẫn đã và đang gây tổn thương mạch máu và các cơ quan của bạn, đặc biệt là não, tim, mắt và thận.
Phát hiện bản thân mắc chứng cao huyết áp sớm là rất quan trọng. Do đó, việc đo huyết áp thường xuyên là rất cần thiết, nó có thể giúp bạn và bác sĩ của bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi từ cơ thể. Nếu huyết áp của bạn tăng cao, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra huyết áp trong một vài tuần để xem liệu con số này có tăng hay giảm trở lại mức bình thường. Điều trị tăng huyết áp bao gồm cả thuốc theo toa kết hợp với thay đổi lối sống trở nên lành mạnh hơn. Cao huyết áp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Đọc hiểu các chỉ số Tăng huyết áp – nắm rõ tình hình của bản thân
Hai con số chính bạn cần phải quan tâm khi đo huyết áp tại nhà bằng máy đó là: Áp suất tâm thu (số trên cùng) cho biết áp suất trong động mạch khi tim đập và bơm máu ra ngoài và Áp suất tâm trương (số dưới cùng) là số đo áp suất trong động mạch giữa các nhịp đập của tim.
Năm loại xác định các chỉ số huyết áp cho người lớn:
- Khỏe mạnh: Chỉ số huyết áp khỏe mạnh là dưới 120/80 milimet thủy ngân (mmHg).
- Tăng cao: Số tâm thu là từ 120 đến 129 mmHg, và số lượng tâm trương nhỏ hơn 80 mm Hg. Các bác sĩ thường không điều trị hiện tượng tăng huyết áp bằng thuốc. Thay vào đó, bác sĩ sẽ khuyến khích thay đổi lối sống để giúp giảm chỉ số trên về mức bình thường.
- Tăng huyết áp giai đoạn 1: Số tâm thu từ 130 đến 139 mmHg, hoặc tâm trương từ 80 đến 89 mmHg.
- Tăng huyết áp giai đoạn 2: Số tâm thu là 140 mm Hg hoặc cao hơn, hoặc số lượng tâm trương là 90 mm Hg hoặc cao hơn.
- Khủng hoảng tăng huyết áp: Số lượng tâm thu trên 180mmHg, hoặc số lượng tâm trương trên 120mm Hg. Huyết áp trong phạm vi này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đau ngực, nhức đầu, khó thở hoặc thay đổi thị giác thì cần được chăm sóc y tế tại phòng cấp cứu.
Lưu ý là để đo được chính xác nhất kết quả huyết áp của bạn bằng máy đo tại nhà thì cần phải có một vòng bít phù hợp và đảm bảo mỗi lần đo bạn có cảm giác nó vừa với bắp tay. Ngoài ra, các chỉ số huyết áp của trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn là không giống nhau cho nên nếu như cần phải theo dõi huyết áp cho các đối tượng trên nên nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.
Tăng huyết áp nói chung là một tình trạng bệnh lý diễn ra trong âm thầm. Phần lớn người mắc sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để tình trạng bệnh đạt đến mức độ nghiêm trọng để các triệu chứng trở nên rõ ràng. Thậm chí sau đó, những triệu chứng này có thể được cho là do các vấn đề khác.
Các triệu chứng tăng huyết áp nặng có thể bao gồm:
- Đỏ bừng mặt
- Đốm máu trong mắt ( xuất huyết dưới kết mạc )
- Chóng mặt
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trái với suy nghĩ thông thường, chảy máu cam hoặc đau đầu không phải là triệu chứng của cao huyết áp mà đó là biểu hiện của những người đang ở trong tình trạng tăng huyết áp. Cách tốt nhất để biết bạn có bị cao huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên. Hầu hết các văn phòng bác sĩ đều đo huyết áp trong mỗi lần hẹn gặp thăm khám, tuy nhiên bạn cũng nên chủ động theo dõi huyết áp của mình tại gia để nắm sát sao hơn tình hình sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị.
Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nặng khác. Vậy nên để bảo vệ bản thân mình, hãy chăm chút cho sức khỏe của mình hơn bằng việc cập nhật các thông tin về nó, về chế độ ăn lành mạnh và thực hiện đo huyết áp hằng ngày.