Làm thế nào để bảo vệ tốt cho đường hô hấp và nâng cao khả năng miễn dịch là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 đang ngày một diễn biến phức tạp kèm theo đó là thời điểm giao mùa thì lại càng cần phải lưu ý về cách phòng tránh các bệnh liên quan đến hô hấp tại nhà, nâng cao kiến thức của mỗi cá nhân. Dưới đây là 9 lưu ý giúp bạn phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh về đường hô hấp
- Khí hậu thay đổi: Thời điểm giao mùa thời tiết thường có nhiều diễn biến thất thường. Nó rất dễ chuyển từ nắng sang mưa hay ngược lại chỉ trong một ngày. Và sự chuyển biến đột ngột của thời tiết sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn chưa kịp thích ứng, tạo điều kiện dễ dàng cho các vi khuẩn đang ở trong không khí có dịp phát triển, lây lan, gây bệnh cho bạn. Đặc biệt đối với những ai có hệ miễn dịch yếu sẵn có sẽ càng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.
- Vi rút cúm cũng là một trong những siêu vi gây bệnh về đường hô hấp phổ biến và dễ mắc nhất trong mỗi chúng ta.
- Khi chuyển mùa lạnh, thói quen đóng kín cửa suốt một thời gian dài và việc ở trong nhà không ra ngoài đường nhiều sẽ dễ mắc bệnh về đường hô hấp hơn do không hoạt động thể chất nhiều. Thêm vào đó là phòng kín tạo điều kiện ấm dễ dàng cho các vi khuẩn có hại tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở.
- Ánh nắng mặt trời giảm mạnh khi thời tiết chuẩn sang đông. Mặt khác, ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân tiêu diệt vi khuẩn có hại trong không khí hiệu quả. Việc cường độ ánh nắng mặt trời giảm đi cũng là một phần tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi.
- Yếu tố di truyền.
Một số bệnh về đường hô hấp thường gặp
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính gây khó thở khi đường thở bị thu hẹp do viêm nhiễm hoặc bị tắc nghẽn bởi chất nhầy. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh khác nhau ở mỗi người, nhưng hầu hết mọi người đều dùng thuốc phòng ngừa hàng ngày để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát.
Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là một tình trạng phát triển khi khí quản ( ống phế quản ) bị kích thích hoặc viêm. Để đối phó với tình trạng viêm, lớp niêm mạc của ống phế quản có thể tạo ra quá nhiều chất nhờn khi nó cố gắng bao phủ khu vực này. Chất nhầy này có thể gây khó thở. Tình trạng viêm cũng có thể gây sưng đường thở. Điều này sẽ khiến nó bị thu hẹp và khiến bệnh nhân khó thở hơn. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính và mãn tính thì sẽ khiến bệnh nhân khói chịu lâu dài và khó chữa khỏi hơn.
Viêm phổi
Viêm phổi là một chẩn đoán chung chung. Mặc dù có nhiều loại viêm phổi khác nhau, cách thức mà tình trạng ảnh hưởng đến phổi là tương tự nhau ở mỗi loại.
Với bệnh viêm phổi, vi rút, vi khuẩn hoặc một tác nhân truyền nhiễm khác khiến các túi khí nhỏ trong phổi ( phế nang ) chứa đầy dịch hoặc mủ. Các túi khí này giúp trao đổi oxy và các khí khác giữa không khí hít vào và máu. Khi các túi này chứa đầy chất lỏng, khả năng trao đổi khí của cơ thể bị giảm sút.
Bệnh lao
Bệnh lao là một bệnh phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra . Hơn 1,8 tỷ người trên thế giới mắc bệnh lao, nhưng để tính thực sự bị bệnh, vi rút hoạt động mạnh mẽ thì chỉ tầm 10 triệu người.
Những người có hệ thống miễn dịch mạnh đôi khi mang một dạng bệnh không hoạt động, được gọi là bệnh lao tiềm ẩn. Ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hơn, vi khuẩn sẽ tấn công mô phổi. Nó cũng có thể lây lan và gây tổn thương cho các bộ phận khác của cơ thể.
Những lưu ý cần làm để phòng tránh bệnh về đường hô hấp
Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc
Thuốc lá chứa nicotin luôn được biết đến như một chất gây hại nghiêm trọng đến đường hô hấp. Các chất có trong thuốc lá làm giảm hoạt động của các lông chuyển tập trung ở bề mặt của các tế bào biểu mô phế quản. Thêm vào đó, thuốc lá còn làm giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu, đại thực bào và quá trình thải chất nhầy ở đường hô hấp. Do đó, người bệnh có khả năng đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Người không hút thuốc lá nhưng hít phải khói thuốc hay còn gọi là hút thuốc lá thụ động cũng phải chịu những tác động tương tự. Khi tỷ lệ người hút thuốc lá giảm đi, sẽ mang theo hiệu quả số người mắc bệnh phổi mãn tính cũng như gia tăng tuổi thọ cho chức năng phổi. Đồng thời cũng giảm được tỷ lệ số người mắc các bệnh về đường hô hấp mãn tính liên quan khác như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản,…
Về chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn rất quan trọng, khi bạn có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với tập luyện thể dục đều đặn bạn sẽ nâng cao để sức đề kháng của bản thân.
Vào các thời điểm giao mùa, sức đề kháng bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây hại và sự chuyển biến đột ngột đến từ thời tiết, từ đó giúp bạn phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp hiệu quả. Bạn nên tăng cường bổ sung vitamin từ các loại rau củ quả, ăn uống đủ chất và hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia,…
Điều trị triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp
Tai, mũi, họng là những bộ phận trên cơ thể thuộc đường hô hấp có mối liên kết chặt chẽ với nhau, vì thế để phòng tránh bệnh về đường hô hấp dưới như họng, phổi thì bạn cần phải điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn có ở các đường hô hấp phía trên.
Trang bị thêm thuốc dùng qua đường phun khí dung
Hiện tại trên thị trường có nhiều loại thuốc dùng qua đường phun khí dung khác nhau và liều lượng dùng cũng như loại dùng của từng bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyên dùng tùy theo tình trạng bệnh. Thông thường thuốc kháng sinh khá là được khuyên dùng, nó phù hợp để giảm khó chịu và chữa các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, nhiễm khuẩn mũi,…
Ngoài ra, còn một số thuốc khác cũng thường được dùng qua đường phun khí dung như Dưới đây là 4 nhóm bệnh nhân chính tương ứng với từng loại thuốc dùng cho máy khí dung: corticoid, insulin, vasopressin,… Tuy nhiên, người bệnh cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tự mình dùng các loại thuốc trên. Một số tinh dầu thảo dược cũng được đưa vào điều trị các bệnh về đường hô hấp thông qua phun khí dung đó là lá chanh, tinh dầu khuynh diệp, lá sả, lá tía tô,..
Những loại lá này có khả năng sát trùng tốt, thông mũi họng, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình mình, bạn cần phải bổ sung kiến thức sức khỏe cho bản thân và có công tác chuẩn bị tốt đề phòng trước. Hy vọng bài viết trên mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.