1. Đường huyết tăng cao nguy hiểm thế nào?
Chỉ số đường huyết là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Ở mỗi giai đoạn trong ngày thì chỉ số đường huyết có những sự thay đổi nhất định.
- Đường huyết đói: < 5.6 mmol/L ( 104 mg/dl)
- Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: < 7.8 mmol/L (140 mg/dl)
- Đường huyết trước ngủ: 6.0-8.3 mmol/L ( 110-153 mg/dl)
- HbA1c: < 5.7 %
Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cụ thể như:
- Biến chứng cấp: Hôn mê tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết.
- Biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: gây hạ huyết áp tư thế; gây nhịp tim nhanh, rối loạn cơ thắt bàng quang gây tiểu rắt, bí tiểu, liệt dạ dày, ruột
- Các biến chứng khác: Sâu răng, dễ bị nhiễm trùng
Đối với những người có đường huyết cao, để ổn định thì cần phải:
- Tránh thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao;
- Ăn đủ, cân bằng về dinh dưỡng, uống đủ nước;
- Hạn chế dùng các thuốc lâu dài làm đường huyết cao
- Dùng thuốc theo đơn, theo dõi đường huyết tại nhà, tái khám định kỳ.
- Giữ lạc quan, vui vẻ, tích cực;
- Duy trì tập thể dục, vận động;
Tóm lại, đường huyết cao là tình trạng cần theo dõi thường xuyên và liên tục, người bệnh không nên để đường huyết tăng cao bất thường vì sẽ dễ gây ra những biến chứng không mong muốn.
2. Tránh biến chứng tiểu đường: Nên ăn uống như thế nào?
Các nhóm chất quan trọng cần có trong khẩu phần ăn gồm: Nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, vitamin…Để tránh biến chứng tiểu đường, người bệnh không nên ăn nhiều đồ ngọt, cơm thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn. Lưu ý nên ăn 3 bữa chính và ăn đủ, không ăn quá nhiều và đồng thời nên ăn thêm các bữa phụ. Điều này sẽ giúp tránh hạ đường huyết sau sau và tăng đường huyết sau bữa chính.
Để tránh biến chứng tiểu đường, người bệnh nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất béo như thịt, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng…
Trong các thực phẩm thì để giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, người bệnh nên ăn nhiều các loại hoa quả ít ngọt như: Bưởi, ổi, thanh long…Hạn chế ăn các loại quả làm tăng đường huyết và lâu dần dẫn đến biến chứng tiểu đường ở chân nói riêng và biến chứng tiểu đường nói chung như na, mít, vải, nhãn, dưa hấu…
Đối với đồ uống, nếu muốn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường thì người bệnh cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu, các loại nước ngọt có ga…
Thông thường, việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp hạn chế biến chứng tiểu đường, người bệnh nên giữ ở mức đo tiểu đường lúc đói là từ 4 – 7.2mmol/ L, đường sau ăn không quá 10 mmol/L.
Việc ăn uống đều đặn, đúng giờ (đặc biệt với bệnh nhân tiêm insulin) rất quan trọng đối với ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.